NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Ở Việt Nam hiện nay có hơn 25% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày, đặc biệt hơn, độ tuổi mắc bệnh đang dần trở nên trẻ hóa. Đây là một con số cần được quan tâm và đáng báo động vì sức khỏe cộng đồng trước khi bệnh chuyển biến tệ hơn sang ung thư dạ dày. Hãy cùng Gia Thành Lộc tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm loét dạ dày và cách phòng chữa bệnh trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dành là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn đến sưng viêm và hình thành dẫn vết loét trên niêm mạc dạ dày. 

Những vết loét nhỏ trong giai đoạn đầu có thể tự chữa lành mà không cần thông qua điều trị. Ngược lại, đối với những vết loét lớn, các triệu chứng xuất hiện gây ra những cơn đau khó chịu cho bệnh nhân. 

Viêm loét dạ dày ngày nay xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Đặc biệt ở người già và chiếm ~ 60% trong tổng số các trường hợp. 

Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày

 

Viêm loét dạ dày được chia thành 2 giai đoạn là viêm loét dạ dày cấp tính và viêm loét dạ dày mãn tính: 

Giai đoạn 1. Viêm loét dạ dày cấp tính

Giai đoạn đầu sẽ thường xuất hiện các triệu chứng đột ngột, có biểu hiện sưng và kéo theo những cơn đau dữ dội và xảy ra trong thời gian ngắn. 

Trong Giai đoạn này nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường bỏ qua các triệu chứng vì cho rằng do tiêu hóa không tốt, chủ quan không chịu đi khám và vô tình khiến bệnh trở nên biến chứng nặng hơn. 

Giai đoạn 2. Viêm loét dạ dày mãn tính

Giai đoạn mãn tính xảy ra khi giai đoạn cấp tính không được điều trị kịp thời, khiến cho tình trạng sưng viêm kéo dài trong một thời gian và chuyển sang mãn tính. 

Ở giai đoạn này, các tổn thương có thể lan rộng ra các nơi khác trong niêm mạc dạ dày và trở nên khó điều trị hơn, thậm chí sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như viêm teo niêm mạc dạ dày, xuất huyết, thủng, ung thư dạ dày,… 

Biến chứng viêm loét dạ dày
Biến chứng viêm loét dạ dày

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, một số nguyên nhân chủ yếu là:

Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày
Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày

 

Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày.

Vi khuẩn HP sau khi xâm nhập vào dạ dày sẽ sinh sôi và phát triển tại lớp nhầy trong niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại axit của niêm mạc, gây ra tổn thương, ức chế sản xuất ra yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày và hình thành các vết loét.

Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP

Lạm dụng thuốc giảm đau và kháng viêm 

Viêm loét dạ dày xuất hiện ở người lớn tuổi nhiều hơn do việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị các bệnh về xương khớp. 

Việc thường xuyên sử dụng các loại thuốc này trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, làm giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày bị bào mòn, gây ra tổn thương và hình thành các vết viêm loét. 

Hay căng thẳng, lo lắng

Những người thường xuyên căng thẳng, tức giận, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao hơn những người khác. 

Khi căng thẳng sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch và mất cân bằng các chức năng của dạ dày, khiến dịch vị ở dạ dày tiết ra liên tục, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày tổn thương và gây ra các vết loét. 

Ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học 

Ăn uống không đúng giờ giấc, thường xuyên bỏ bữa sáng, hay ăn khuya, ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, ăn thức ăn cay, nóng, lười vận động,… là các nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm loét dạ dày và cản trở chức năng miễn dịch cho cơ thể. 

Sử dụng chất kích thích

Uống nhiều rượu bia dẫn đến tình trạng viêm và làm tăng nguy cơ các vết loét bị lan ra nhiều hơn. 

Ngoài ra, uống rượu bia cũng có thể gây ra tác động xấu đến quá trình tự chữa lành các vết loét dạ dày trước đó. 

Di truyền

Một nguyên nhân khách quan là khi trong gia đình bạn có người bị viêm loét dạ dày, thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh do yếu tố di truyền. 

Triệu chứng khi bị viêm loét dạ dày

Các triệu chứng khi bị viêm loét dạ dày khá phổ biến, tùy vào mức độ nặng, nhẹ mà cơn đau, khó chịu sẽ kéo dài trong thời gian dài hoặc ngắn. 

Một số triệu chứng thường gặp nhất là: 

Triệu chứng viêm loét dạ dày
Triệu chứng viêm loét dạ dày

 

Đau vùng thượng vị 

Đau ở vùng bụng trên được xem là dấu hiệu viêm loét dạ dày dễ nhận biết nhất. Với những người bị viêm loét dạ dày thì cơn đau có thể xuất hiện khi đói, sau khi ăn no hay bất kể khi nào trong ngày kể cả lúc đang ngủ. 

Tuy theo tình trạng của từng người mà các cơn đau sẽ đi từ đau âm ỉ, đau quặn thắt, đau tức bụng. Thỉnh thoảng người bệnh sẽ cảm giác đau tức ngực. 

Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị

Buồn nôn, nôn

Khi dạ dày xuất hiện xuất hiện những vết loét gây tổn thương khiến dạ dày co bóp mạnh hơn, tạo nên cảm giác buồn nôn hoặc nôn ra do chức năng dạ dày trở nên suy giảm. 

Đây là triệu chứng cho thấy tình trạng viêm loét dạ dày đang ở mức độ nghiêm trọng và cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay. 

Ợ chua, ợ hơi

Ợ hơi, ợ chua dễ thấy khi người mắc bệnh viêm loét dạ dày là những người trẻ tuổi. 

Khi bị viêm loét dạ dày, số lượng axit thừa sẽ được đẩy ngược lên trên khoang miệng, gây ra ợ chua, ợ hơi và làm cho vùng thượng vị bị đau rát. 

Chán ăn, ăn không ngon

Viêm loét dạ dày làm cho người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, miệng bị đắng, giảm khả năng cảm nhận mùi vị, dẫn đến việc ăn không ngon hoặc không muốn ăn do cơn đau dạ dày. 

Sút cân

Viêm loét dạ dày làm cho hệ thống tiêu hóa của người bệnh suy giảm và khó hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Cộng với cảm giác chán ăn, mệt mỏi hoặc mất ngủ do bệnh gây ra, người bệnh sẽ bị sút cân đột ngột do thiếu dưỡng chất, gây ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của bệnh nhân. 

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày gây ra các chứng táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi,…do chức năng tiêu hóa bị rối loạn. 

Cách chẩn đoán có bệnh viêm loét dạ dày hay không?

Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng trên, bạn không được xem thường, chủ quan chỉ cần mua thuốc uống sẽ khỏi.

Mà hãy ngay lập tức đến bệnh viện để được chẩn đoán xem bản thân có mắc bệnh viêm loét dạ dày hay không thông qua hai phương pháp phổ biến sau đây:

Nội soi

Hiện nay, nội soi là phương pháp chính xác nhất trong chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày và được sử dụng rộng rãi ở tất cả các đơn vị khám chữa bệnh trên toàn quốc. 

Thông qua việc nội soi, bác sĩ sẽ có thể quan sát được rõ ràng, chi tiết tình trạng bên trong dạ dày và đánh giá được chính xác mức độ bệnh, vị trí viêm loét để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Phương pháp nội soi
Phương pháp nội soi

Xét nghiệm máu, phân 

Ngoài nội soi, xét nghiệm máu, phân cũng là một phương pháp hiệu quả trong chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày. 

Phương pháp này giúp đánh giá tình trạng viêm loét dạ dày có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, nồng độ các enzyme niêm mạc dạ dày và tình trạng hồng cầu trong phân.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày nếu được phát hiện ra và điều trị từ giai đoạn đầu thì sẽ sớm khỏi bệnh. Nhưng nếu để biến chứng nặng (xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày,…) sẽ làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn và mất rất nhiều thời gian. 

Vì thế, ngay khi xuất hiện các triệu chứng, bạn cần phải đi khám ngay để có biện pháp điều trị hiệu quả, tránh để về lâu dài sẽ trở nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong do các biến chứng. 

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc hình thành các thói quen tốt cũng giúp ích trong việc ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Chuẩn bị hàng rào bảo vệ cơ thể trước vẫn tốt hơn bệnh đến rồi mới tìm “khiên chiến đấu”.

Một số cách phòng bệnh viêm loét dạ dày phổ biến và dễ dàng thực hiện là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
  • Dừng hoặc hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm 
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đồ cay, nóng
  • Tránh để cơ thể trong trạng thái lo âu, căng thẳng
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe bản thân
  • Bỏ hút thuốc lá, tránh rượu và hạn chế sử dụng đồ uống chứa caffein.

Chế độ ăn phù hợp cho người bị bệnh viêm loét dạ dày

Chế độ ăn chiếm giữ vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh và cả trong quá trình điều trị bệnh. Nguồn dinh dưỡng hấp thu từ các bữa ăn lành mạnh sẽ thúc đẩy quá trình tự chữa lành trong cơ thể, đặc biệt đối với người bị viêm loét dạ dày, thì việc khắt khe chọn lọc thực phẩm phù hợp để nạp vào cơ thể là hết sức cần thiết.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, các loại thực phẩm hoặc đồ uống được đưa vào cơ thể không gây viêm loét dạ dày, nhưng cũng không thể chữa lành các vết loét được. 

Nhưng lại có một số thực phẩm có khả năng hỗ trợ phục hồi các mô bị tổn thương, làm tăng cường lớp bảo vệ tự nhiên của hệ tiêu hóa. 

Thực phẩm tốt cho bệnh viêm loét dạ dày
Thực phẩm tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

 

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh viêm loét dạ dày nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình: 

Trái cây

Ăn trái cây mỗi ngày để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Trái cây chứa hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa hữu ích, có khả năng chống viêm, bảo vệ các tế bào và giúp lớp niêm mạc dạ dày trở nên khỏe mạnh hơn. 

Trong đó, quả mọng, táo, nho và lựu là những sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh viêm loét dạ dày. 

Tuy nhiên, chỉ nên nạp vào cơ thể một lượng vừa đủ, tránh để dư thừa. Một lưu ý nhỏ là đối với trái cây họ cam, quýt, nếu ăn vào có cảm giác bị khó chịu hoặc đau bụng thì nên gạch bỏ tên trong danh sách những loại trái cây tốt nên phòng bệnh viêm loét dạ dày. 

Rau

Các loại rau màu hoặc các loại họ cải đều có chứa nhiều vitamin chất chống oxy hóa có lợi giúp giảm nguy cơ phát triển các vết loét ở dạ dày. 

Tuy nhiên, người bệnh viêm loét dạ dày vẫn nên hạn chế ăn rau sống vì gây khó khăn cho việc tiêu hóa. 

Protein nạc

Ăn các loại thịt nạc được loại bỏ phần da, cá, trứng, đậu phụ,… là nguồn cung cấp protein ít chất béo không tạo ra áp lực cho quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của dạ dày. 

Các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá mòi, có chứa hàm lượng chất béo omega-3 giúp làm giảm viêm và ngăn ngừa các các vết loét mới hình thành, rút ngắn được thời gian điều trị. 

Lợi khuẩn 

Lợi khuẩn được chứng minh có thể cải thiện chứng khó tiêu và có trong sữa chua, sữa lên men,.. Đây được xem là lựa chọn tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày

Bánh mì và ngũ cốc

Bánh mì và ngũ cốc chứa một lượng chất xơ dồi dào từ các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, quinoa, hạt kê,…có thể được thêm vào bữa ăn sáng trong chế độ ăn uống của người bị viêm loét dạ dày.

Phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày bằng nước ion kiềm

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày là do dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều gây tổn thương niêm mạc và làm dư thừa lượng axit có trong dạ dày. Vì vậy, việc chọn lựa các thức ăn hoặc nước uống có tính kiềm đang là giải pháp được quan tâm nhất hiện nay. 

Rất nhiều nghiên cứu đã đồng loạt chứng minh rằng ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích bổ sung các thực phẩm có tính kiềm như  rau xanh, rau chân vịt, cải xoăn, xà lách, bắp cải,…và hạn chế các loại thực phẩm có tính axit cao. 

Ngoài các loại thức ăn có tính kiềm tốt cho sức khỏe ra, thì uống nước ion kiềm cũng là một biện pháp hữu hiệu để cân bằng môi trường axit kiềm trong dạ dày, hạn chế được các bệnh lý về dạ dày như phổ biến nhất là viêm loét dạ dày. 

Đặc biệt, nước ion kiềm đã được lọc sẵn và có sẵn tính kiềm tự nhiên không cần phải mất thời gian để chuyển hóa như rau xanh, nên không cần mất nhiều thời gian để trung hòa các axit thừa trong dạ dày. 

Nước điện giải ion kiềm có phân tử nước siêu nhỏ, nên khi được đưa vào cơ thể sẽ được hấp thụ rất nhanh, các cơn đau như cồn cào, đau thắt,… cũng giảm nhanh đáng kể.

Ngoài ra, các phân tử nước này còn giúp rửa trôi các mảng bám ở thành ruột, đào thải các axit và làm sạch hệ thống tiêu hóa, giúp các cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. 

Nước ion kiềm tốt cho bệnh viêm loét dạ dày
Nước ion kiềm tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

Mua máy lọc nước ion kiềm chính hãng ở đâu?

Hiện nay, máy lọc nước ion kiềm Nhật Bản có rất nhiều loại trên thị trường. Để tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc bị lừa đảo khi mua hàng online, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin của cửa hàng thông qua các trang web chính thống hoặc fanpage rõ ràng trước khi quyết định mua hàng để tránh “tiền mất tật mang”.

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân không biết nên mua máy lọc nước ion kiềm Nhật Bản chính hãng ở đâu, hãy thử đến với maylocnuocthanhloc.com hoặc liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0877919019 để được tư vấn miễn phí nhé!

Ở đây chúng tôi cam kết cung cấp hàng chính hãng 100%, là nơi khách hàng có thể tin tưởng và đặt niềm tin khi mua hàng. 

 

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ NHẬN NHIỀU ƯU ĐÃI

 






 

Bài viết trên của Gia Thành Lộc đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh viêm loét dạ dày và một số thức ăn tốt cho người bệnh. Tham khảo thêm bí quyết phòng bệnh với nước ion kiềm qua website maylocnuocthanhloc.com để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn nhé!

Nguồn: VnExpress – Anh Chi

Thông tin liên hệ

Văn phòng: 27 Bà Hạt, Phường 09, Quận 10

Hotline: 0877919019

Email: info.giathanhloc@gmail.com

Website: https://maylocnuocthanhloc.com/

Facebook: Máy lọc Nước Thành Lộc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.